
Người lái xe thắc mắc bật đèn khẩn cấp khi lái xe dưới trời mưa bão: An toàn hơn hay nguy hiểm hơn?
Việc có nên bật đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hazard) khi lái xe dưới trời mưa bão, giông gió hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng tài xế ô tô Việt Nam suốt nhiều năm qua.
Mỗi khi trời mưa to, gió lớn, không ít tài xế có thói quen bật đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hazard). Tuy nhiên, rất nhiều tranh luận đúng - sai liên quan đến vấn đề này đã xảy ra trên mạng xã hội.
An toàn hơn hay nguy hiểm hơn?
Với những người ủng hộ bật đèn hazard khi lái xe trời mưa bão, họ cho rằng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tầm nhìn hạn chế, đây là hành động cần thiết để tăng khả năng nhận diện, giúp cho các phương tiện đi phía sau dễ nhận ra xe mình từ xa, qua đó giữ khoảng cách an toàn và tránh được va chạm đáng tiếc.
Nhiều người còn lập luận rằng mưa lớn mịt mù cũng là một "tình huống nguy hiểm", do đó việc sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm là hoàn toàn hợp lý.
Ngược lại, cũng có không ít ý kiến phản đối, cho rằng việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và không đúng với công năng của đèn hazard mà nhà sản xuất ô tô đã quy định, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Các lý do chính được đưa ra để phản đối việc bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi lái xe trong điều kiện mưa to gió lớn, bao gồm việc gây bối rối cho nhiều tài xế khác khiến họ không phân biệt được đâu là xe đang chạy và đâu là xe đang dừng vì gặp sự cố. Ngoài ra, khi bật đèn hazard, đèn xi nhan sẽ bị vô hiệu hóa, điều này rất nguy hiểm khi tài xế muốn chuyển làn hoặc rẽ.
Cuối cùng, công dụng của đèn này là dùng trong trong các trường hợp khẩn cấp thực sự như xe hỏng hóc phải dừng lại trên đường, xe gặp tai nạn, hoặc khi kéo xe khác. Nhưng hiện nay, ngay cả trời quang mây tạnh, nhiều người vẫn thích bật đèn hazard để tự cho mình quyền được ưu tiên.
để đảm bảo an toàn khi lái xe dưới trời mưa bão, các tài xế cần tuân thủ các nguyên tắc lái xe như bật đèn chiếu sáng, bật đèn sương mù trước sau (nếu có), giảm tốc độ xe phù hợp với điều kiện tầm nhìn và tình trạng mặt đường.
Tiếp theo, tài xế cần duy trì khoảng cách xa hơn bình thường với các phương tiện phía trước để có đủ thời gian xử lý các tình huống bất ngờ, luôn tập trung quan sát tối đa.
"Nếu tầm nhìn quá hạn chế do mưa quá to, hãy tìm một nơi an toàn để dừng xe, bật đèn hazard và đợi mưa ngợt rồi mới tiếp tục di chuyển tiếp."
Mặc dù cuộc tranh cãi về việc bật đèn hazard khi trời mưa bão vẫn chưa có hồi kết trong cộng đồng, nhưng dựa trên các phân tích về an toàn và khuyến cáo từ chuyên gia, việc không nên bật đèn hazard khi xe vẫn đang di chuyển là lựa chọn an toàn và hợp lý hơn.
Thay vào đó, tài xế nên sử dụng đúng các loại đèn chiếu sáng theo quy định và tuân thủ các nguyên tắc lái xe an toàn khác để bảo vệ bản thân và những người tham gia giao thông khác.