Lê Thị Thơi
11:07 14/02/2025

Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố

Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

 

Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố

Kịp thời tham mưu các Đề án giao thông lớn của thành phố

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, với sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, sự nhiệt tình, phát huy năng lực của cán bộ, công nhân viên, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển giao thông đô thị ngày càng cao của thành phố.  

Được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, đơn vị đã xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng, phát hành và quản lý hệ thống vé.

Trung tâm đã phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng trình thành phố “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”. 

Đến nay, Đề án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 02/7/2024, UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6004/QĐ-UBND ngày 18/11/2024.

Bên cạnh đó, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội đã triển khai Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt. Qua kết quả rà soát, đến nay đã thực hiện hợp lý hóa mạng lưới tuyến, giảm thiểu chi phí, giảm 7,8% nhưng vẫn đảm bảo cung ứng dịch vụ cho nhân dân đi lại thuận tiện, sản lượng hành khách tăng 6,5% so với năm 2023. 

Đồng thời, nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong việc thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vận tải trong việc đầu tư hạ tầng, phương tiện xe buýt điện, năng lượng xanh, Trung tâm đã tham mưu Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng Nghị quyết về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc và phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh (thay thế cho quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 07/2019/NQHĐND ngày 10/7/2019 của HĐND Thành phố). 

Tích cực phát triển giao thông công cộng xanh

Theo thống kê hiện nay, mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức trên địa bàn thành phố đã bước đầu hình thành, bao gồm 02 tuyến đường sắt đô thị là tuyến 2A. Cát Linh - Hà Đông và tuyến 3.1. Nhổn - Cầu Giấy đã đi vào hoạt động; 01 tuyến buýt nhanh BRT và 152 tuyến buýt, trong đó có 10 tuyến xe buýt điện và 10 tuyến buýt sử dụng năng lượng sạch khí CNG. 

Đến nay, đã có 282 xe buýt, trong đó có 139 xe buýt CNG và 143 xe buýt điện của 20 tuyến buýt sử dụng xe điện, năng lượng xanh, chiếm 14,9%. Việc đưa các tuyến xe buýt xanh, xe buýt điện vào hoạt động tại Thủ đô Hà Nội với nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống vé điện tử văn minh hiện đại đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt Thủ đô, góp phần tăng thêm năng lực và độ bao phủ của mạng lưới, tăng mức độ hấp dẫn đối với hành khách đi xe buýt, được hành khách ghi nhận, ủng hộ. 

Điều này đã thể hiện sự cố gắng không ngừng trong đổi mới phương thức quản lý, giải pháp về chuyển đổi số của Trung tâm khi sử dụng hệ thống thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng tại các tuyến xe buýt. Việc sử dụng thẻ, vé liên thông sẽ hỗ trợ hành khách đi lại bằng xe buýt thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

Bên cạnh đó, theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội gồm 15 tuyến/đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9km. Trong đó, đã đưa vào vận hành khai thác 21,5km của tuyến số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông, dài 13km) và tuyến số 3 trên cao (đoạn Nhổn - Cầu Giấy, dài 8,5km), chiếm khoảng 4% trên tổng số 616,9km. 

Nhờ đó, Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo.

Trong năm 2024, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc đưa vào khai thác trung tâm điều hành giao thông thông minh là nền tảng cốt lõi trong việc hình thành hệ thống giao thông thông minh, là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện đề án giao thông thông minh và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, với định hướng tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vận tải công cộng để giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, trung tâm tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiều giải pháp như áp dụng hệ thống vé điện tử liên thông trên toàn mạng lưới, triển khai giai đoạn 1 của Hệ thống giao thông thông minh; tiếp tục triển khai lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh theo Đề án được duyệt; tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý hệ thống vận tải hành khách công cộng, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.

0 0
Bình luận
Lưu Thị Thắm
05:31 25/04/2025
Thanh Hóa: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Thực hiện đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự công cộng (TTCC) trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 30/4 đến hết 4/5), Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu các đơn vị Công an trong tỉnh chủ động triển khai các phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT, TTATGT, TTCC, phòng chống cháy nổ trên địa bàn.Xem thêm
0 0
Trần Đức Dương
14:10 24/04/2025
Đắk Lắk: Bất cập nhiều bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động
Hiện nay, trên địa bàn phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn tồn tại rất nhiều điểm tập kết cát trái phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây mất mỹ quan đô thị nhưng chưa được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.Xem thêm
0 0
Diệu Nguyên
11:00 24/04/2025
Phú Thọ: Cần kiểm tra loạt gói thầu "siêu tiết kiệm" của Công ty Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn
Thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn liên tục trúng nhiều gói thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "siêu thấp", thậm chí có những gói thầu ghi nhận mức tiết kiệm dưới 0,1%. Đáng chú ý, tại một số dự án nâng cấp, cải tạo đường giao thông, công ty có dấu hiệu thi công ẩu, ảnh hưởng đến công tác môi trường giao thông.Xem thêm
0 1
Trần Hậu MTGT
11:00 24/04/2025
Sẵn sàng lực lượng đảm bảo ANTT, ATGT trong dịp lễ 30/4 và 1/5
Hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) – một sự kiện trọng đại của dân tộc, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát cơ động đã triển khai đồng bộ các biện pháp, chủ động bố trí lực lượng ứng trực, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Xem thêm
0 0