
Doanh nghiệp dùng xe máy kéo chở hàng cồng kềnh
Nghị định 168/2024/NDD-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trận tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó có quy định các mức phạt đối ới xe máy chở hàng cồng kềnh.
Theo phản ánh của người dân xung quanh khu vực các xã Đắc Sở, Lại Yên, Song Phương, Sơn Đồng... thuộc huyện Hoài Đức, một doanh nghiệp chuyên về sản xuất tôn, tấm lợp cho công trình dân dụng có trụ sở tại Cụm công nghiệp xã Đắc sở, huyện Hoài Đức, thường xuyên có hàng chục xe gắn máy kéo theo xe chở hàng, do các công nhân của nhà máy sử dụng chuyên chở tấm tôn có chiều dài vượt quá quy định, gây mất an toàn giao thông và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Rất mong cơ quan chức kiểm tra xử lý nghiêm những hành vi trên.
Theo Nghị định 168 Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy như sau:
Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- e) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
Theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
Như vậy, theo Nghị định 168, lỗi chở hàng cồng kềnh trên xe máy bị xử phạt như sau:
- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe mang vác vật cồng kềnh: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng;
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy mang vác vật cồng kềnh: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Các hành vi người đi xe máy không được thực hiện khi tham gia giao thông?
Theo khoản 3, khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các hành vi mà người đi xe máy không được thực hiện bao gồm:
(1) Đi xe dàn hàng ngang;
(2) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
(3) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
(4) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
(5) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
(6) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
(7) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(8) Không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.