PV Hữu Tin
09:11 13/11/2024

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương

Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Cầu Nguyễn Hoàng thuộc Dự án cầu vượt bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khởi công xây dựng vào cuối tháng 12/2022 với tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 1.855 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương và địa phương. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng nối đôi bờ sông Hương có kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ đồng dần hoàn thiện.

Dự án xây dựng với tổng chiều dài của tuyến đường và cầu Nguyễn Hoàng là 1,67km. Trong đó, cầu vượt sông Hương có chiều dài cầu khoảng 380m, cầu được thiết kế vòm thép gồm 5 nhịp dầm với chiều rộng cầu 43m, 6 làn ô tô, 2 làn mô tô, 2 làn đi bộ rộng 3m và các dải an toàn trên mỗi hướng xe chạy. Cầu vượt này có khổ thông thuyền sông cấp III.

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương - 1

Hệ hống dầm cầu Nguyễn Hoàng lắp đặt bằng khung thép chờ ngày đổ bê tông.

Sau gần 2 năm triển khai thi công, đến nay công trình cầu vượt Nguyễn Hoàng nối đôi bờ sông Hương được xây dựng tại vị trí đường Nguyễn Hoàng qua đường Bùi Thị Xuân (thành phố Huế) đã hợp long dựng vòm thép. Hiện nhịp thông thuyền dài 180m và vòm thép cao hơn 30m ở giữa đã được đơn vị thi công lắp đặt.

Được biết, mỗi bên vòm cầu có 6 đốt thân bằng thép, mỗi đốt dài 12m, nặng 50 đến 70 tấn. Để lắp đặt các cấu kiện bằng thép có trọng lượng lớn, đơn vị nhà thầu phải tập trung 7 cần cẩu loại 25 đến 250 tấn, 5 sà lan và 2 tàu đẩy, hoạt động liên tục. Với gần 300 công nhân được các đơn vị chia làm 3 ca thay nhau làm việc, trong đó ca đêm bắt đầu làm việc lúc 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau. Ngoài ra, đơn vị thi công đã lắp đặt được khoảng 95% dầm cầu, chỉ còn 2 đầu cầu. Tổng khối lượng thi công của công trình cầu vượt sông Hương đạt hơn 80%. Các hạng mục còn lại đang được nhà thầu và các đơn vị thi công tập trung triển khai thực hiện gấp rút để dự án hoàn thành đúng với kế hoạch.

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương - 2

Dự án cầu Nguyễn Hoàng sẽ giải quyết ùn tắc giao thông nội đô TP Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, Dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương thuộc tuyến đường vành đai 3 - là trục giao thông chính, xuyên tâm vào thành phố, kết nối liên thông 2 đô thị vệ tinh là thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy với thành phố Huế. Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt, được chọn lọc qua nhiều đợt thi tuyển, với ý tưởng kiến trúc độc đáo dạng vòm biểu tượng Hạc chầu Thiên Mụ, mang theo thông điệp về sự trường tồn của vùng đất Cố đô linh thiêng. Đây là bước hiện thực hóa chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực, điểm nhấn cho khu vực phía Tây thành phố Huế.

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương - 3

Vòm cầu vượt Nguyễn Hoàng làm bằng thép dài 380m được hợp long vào giữa tháng 8/2024.

Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, chống ùn tắc và giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến Quốc lộ 1A và các tuyến qua trung tâm thành phố Huế. Ngoài ra, tạo động lực, hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh, khu đô thị mới phía Tây thành phố Huế, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ và cải thiện, nâng cao đời sống dân sinh.

Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương - 4

Toàn cảnh công trình cầu Nguyễn Hoàng nối đôi bờ sông Hương nhìn từ trên cao.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung, huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế - xã hội, đưa toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh trước năm 2025”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Môi trường Giao thông

0 3
Bình luận
Trần Đức Dương
14:10 24/04/2025
Đắk Lắk: Bất cập nhiều bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động
Hiện nay, trên địa bàn phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn tồn tại rất nhiều điểm tập kết cát trái phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây mất mỹ quan đô thị nhưng chưa được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.Xem thêm
0 0
Diệu Nguyên
11:00 24/04/2025
Phú Thọ: Cần kiểm tra loạt gói thầu "siêu tiết kiệm" của Công ty Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn
Thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn liên tục trúng nhiều gói thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "siêu thấp", thậm chí có những gói thầu ghi nhận mức tiết kiệm dưới 0,1%. Đáng chú ý, tại một số dự án nâng cấp, cải tạo đường giao thông, công ty có dấu hiệu thi công ẩu, ảnh hưởng đến công tác môi trường giao thông.Xem thêm
0 1
Trần Hậu MTGT
11:00 24/04/2025
Sẵn sàng lực lượng đảm bảo ANTT, ATGT trong dịp lễ 30/4 và 1/5
Hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) – một sự kiện trọng đại của dân tộc, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát cơ động đã triển khai đồng bộ các biện pháp, chủ động bố trí lực lượng ứng trực, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Xem thêm
0 0