NB.Quốc Nam
08:52 04/09/2024

Bão số 3 đang hoành hành trên Biển Đông, đường thuỷ cần hết sức đề phòng

Bão số 3 đi vào Biển Đông hiện đang giật cấp 11, dự báo sẽ tăng lên gió giật cấp 17 khi tiến vào gần bờ, không loại trừ khả năng tăng lên thành siêu bão có sức tàn phá rất khủng khiếp.

Bão số 3 đang hoành hành trên Biển Đông, đường thuỷ cần hết sức đề phòng
Dự báo diễn biến bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát lúc 11h ngày 3/9/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Công điện nêu, sáng 3/9/2024, cơn bão có tên quốc tế là Yagi đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) vào khu vực đông bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12. Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch UBND các địa phương nêu trên chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ. Trong đó, tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo; bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền, khu vực miền núi; chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, lũ quét...

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý Nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… do bão, mưa, lũ gây ra.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai Công điện.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 119,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/h.

Dự báo từ 13h ngày 4/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với sức di chuyển khoảng 10km/h, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía Đông với sức gió cấp 10-11, giật cấp 13. Đến 13h ngày 5/9, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h, nằm ở vị trí cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông với gió cấp 12-13, giật cấp 16.

Đến 13h ngày 6/9, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/h trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) với sức gió cấp 14, giật cấp 17.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ ít thay đổi.

Trên biển, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; biển động dữ dội. Dự báo, từ chiều ngày 4-6/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Trong 24 giờ tới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m. Từ chiều ngày 04-06/9, có thể tăng dần lên 7,0-9,0m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai phân tích, tâm bão YAGI đã đi qua Luzon của Philipines nhưng lại tránh được các dãy núi cao phía Đông, vì vậy nó vẫn giữ được xoáy thuận mạnh để không tốn nhiều thời gian phục hồi năng lượng và mạnh lên. Thêm vào đó, nền nhiệt bề mặt biển ở Bắc Biển Đông đang rất cao (31 độ C) sẽ là nguồn năng lượng dồi dào tiếp sức cho bão mạnh lên.

Dự báo, bão số 3 sẽ sớm đạt cấp độ cuồng Phong (typhoon) vào tối mai (4/9) và không loại trừ khả năng mạnh lên thành cấp siêu bão vào ngày 6/9 khi bão tiếp cận bờ biển đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc.

Nếu tâm bão đi qua khu vực giữa hoặc phía Nam đảo Hải Nam thì bão sẽ giảm cấp nhiều và cấu trúc bão có thể bị phân mảnh một phần vì nơi đây có các ngọn núi cao từ 1500m-1800m (Ngũ Chỉ Sơn ở giữa đảo (1.840 m) là núi cao nhất Hải Nam của Trung Quốc). Nếu tâm bão đi qua khu vực eo biển giữa Hải Nam và Lôi Châu của Trung Quốc thì sẽ là điều nguy hiểm cho Vịnh Bắc Bộ của nước ta vì bão sẽ không giảm cấp nhiều.

"Tất cả các điều kiện khí tượng đang rất hỗ trợ cho bão số 3 và vì vậy chúng ta không được chủ quan với cơn bão này. Dù có giảm cấp sau khi rời khỏi Lôi Châu hay Hải Nam của Trung Quốc thì gió gần bờ khi tiếp cận đất liền phía Bắc nước ta cũng giữ cấp 13, giật cấp 14 và 15. Các tỉnh thành ven biển và cả trong đất liền khu vực Bắc Bộ từ Thanh Hóa tới Quảng Ninh phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão.

Trước mắt cần gia cố lại mái nhà lợp tôn bằng cách dùng bao cát, bao nilon lớn chứa nước đè mái tôn lại kẻo tôn bay đi đâu tìm không thấy. Nhà yếu, nhà ở vùng thấp trũng thì tính phương án sơ tán người và tài sản", TS Nguyễn Ngọc Huy nhận định.

0 0
Bình luận
Lưu Thị Thắm
05:31 25/04/2025
Thanh Hóa: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Thực hiện đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự công cộng (TTCC) trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 30/4 đến hết 4/5), Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu các đơn vị Công an trong tỉnh chủ động triển khai các phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT, TTATGT, TTCC, phòng chống cháy nổ trên địa bàn.Xem thêm
0 0
Trần Đức Dương
14:10 24/04/2025
Đắk Lắk: Bất cập nhiều bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động
Hiện nay, trên địa bàn phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn tồn tại rất nhiều điểm tập kết cát trái phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây mất mỹ quan đô thị nhưng chưa được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.Xem thêm
0 0
Diệu Nguyên
11:00 24/04/2025
Phú Thọ: Cần kiểm tra loạt gói thầu "siêu tiết kiệm" của Công ty Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn
Thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần Lâm sản Xây dựng Thanh Sơn liên tục trúng nhiều gói thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "siêu thấp", thậm chí có những gói thầu ghi nhận mức tiết kiệm dưới 0,1%. Đáng chú ý, tại một số dự án nâng cấp, cải tạo đường giao thông, công ty có dấu hiệu thi công ẩu, ảnh hưởng đến công tác môi trường giao thông.Xem thêm
0 1
Trần Hậu MTGT
11:00 24/04/2025
Sẵn sàng lực lượng đảm bảo ANTT, ATGT trong dịp lễ 30/4 và 1/5
Hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) – một sự kiện trọng đại của dân tộc, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát cơ động đã triển khai đồng bộ các biện pháp, chủ động bố trí lực lượng ứng trực, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Xem thêm
0 0